Các học thuyết doanh nghiệp (Theories of the firm)

Các nhà nghiên cứu trẻ, khi khởi đầu sự nghiệp, đối diện với một “biển tri thức” nhân loại, và hoạt động bắt buộc đầu tiên là tìm hiểu tổng quan hay tổng hợp cơ sở lý luận. Làm thế nào để có cái nhìn tổng quan nhất, nhanh nhất, về cơ sở lý luận với các nội dung chính của các học thuyết, để có thể tập trung sớm nhất vào trọng tâm nghiên cứu của mình? Đây vừa là câu hỏi, vừa là thách thức đặt ra cho các nhà nghiên cứu trẻ, khi hoạt động nghiên cứu tại Việt Nam còn khoảng cách đáng kể so với thế giới, và còn mập mờ về nguồn gốc, trích dẫn các công trình trước đó. Cuốn sách “Học thuyết doanh nghiệp” này sẽ đáp ứng và giải quyết phần lớn những yêu cầu và thách thức trên của các nhà nghiên cứu trẻ.

Please wait while you are redirected...or Click Here if you do not want to wait.

Các nhà quản trị, chủ doanh nghiệp hiện nay thường trăn trở: Phải chăng lý thuyết ngày càng xa rồi thực tế? Lý thuyết có thể cung cấp cho mình tổng quan các nội dung chính về tổ chức và vận hành doanh nghiệp để làm cơ sở cho các quyết định quản lý? Đào tạo và nghiên cứu luôn được đề cao trong xã hội, vậy có vai trò và lợi ích như thế nào trong ứng dụng thực tiễn quản lý doanh nghiệp? Đây cũng là những câu hỏi thường trực đối với các nhà quản trị và chủ doanh nghiệp có nên đầu tư cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu và phát triển cho cá nhân mình, cho nguồn nhân lực, hay rộng hơn cho doanh nghiệp của mình; và họ sẽ tìm thấy điểm tựa trong cuốn sách “Học thuyết doanh nghiệp” này.

Cuốn sách này hướng đến 2 đối tượng chính trên đây. Cụ thể, đối với các nhà nghiên cứu trẻ, đặc biệt trong những giai đoạn đầu khám phá thế giới khoa học quản trị, cuốn sách tổng hợp và cung cấp các nội dung chính của các học thuyết doanh nghiệp chủ đạo đã được các học giả nghiên cứu, đề xuất và phát triển từ trước đến nay, theo hiểu biết của nhóm tác giả. Với đối tượng là các nhà quản trị, các chủ doanh nghiệp, nội dung cuốn sách cung cấp các kiến thức quan trọng để hiểu bản chất tồn tại, tổ chức và vận hành một doanh nghiệp. Từ đó hỗ trợ trong việc ra các quyết định quản lý và phát triển doanh nghiệp một cách tối ưu nhất.

Về bố cục, theo các nguyên tắc sắp xếp như đã trình bày trên đây, cuốn sách gồm 19 chương, được phân thành 3 phần lớn:

PHẦN I: DOANH NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

Chương 1: Thuyết bàn tay vô hình

Chương 2: Thuyết quyền sở hữu

Chương 3: Thuyết phụ thuộc nguồn lực

Chương 4: Thuyết thể chế

Chương 5: Thuyết ngẫu nhiên

Chương 6: Thuyết hành vi doanh nghiệp

Chương 7: Thuyết hệ sinh thái doanh nghiệp

Chương 8: Thuyết tiến hóa doanh nghiệp

Chương 9: Thuyết lợi thế cạnh tranh

PHẦN II: DOANH NGHIỆP VÀ CÁC NHÀ QUẢN LÝ

Chương 10: Thuyết bàn tay hữu hình

Chương 11: Học thuyết đại diện

Chương 12: Học thuyết ra quyết định

Chương 13: Thuyết quyền lực

Chương 14: Thuyết cấu trúc tổ chức

PHẦN III: DOANH NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH HIỆN ĐẠI

Chương 15: Học thuyết chi phí giao dịch

Chương 16: Học thuyết nguồn lực

Chương 17: Thuyết siêu cạnh tranh

Chương 18: Thuyết học hỏi

Chương 19: Thuyết hệ thống